BÀI DỰ THI
VIẾT VỀ KỶ NIỆM SÂU SẮC VỀ THẦY CÔ, MÁI TRƯỜNG
Tác giả: Nguyễn Thị Nguyệt
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: trường Tiểu học Vĩnh Phong- Tiền Phong
-----------------------------------------------------------------------------------------
Có lẽ ấn tượng nhất trong nghề lái đò qua sông tôi ấn tượng nhất là 13 năm lái đò trên quê hương Lai Châu, một tỉnh miền núi khó khăn nhất của cả nước.
Tôi vốn sinh ra không ở miền đất vùng núi này nhưng trong tim tôi Lai Châu luôn là quê hương thứ hai của tôi. Sở dĩ có điều đó bởi biết bao nhiêu kỉ niệm trào dâng trong tôi. Tôi còn nhớ năm 2004 lần đầu tiên tôi xa nhà tình nguyện đến vùng đất miền núi Lai Châu công tác. Sinh ra tại đất cảng quê hương Hải Phòng khi đặt chân đến vùng núi Tây Bắc của Tổ Quốc mọi thứ trước mắt đều ngỡ ngàng và không thể tin vào mắt mình tại sao các dân tộc thiểu số họ sống trên vùng núi cao chót vót mà lúc nào gương mặt cũng tràn đầy năng lượng. Ngày đầu bước chân đến vùng núi tôi được anh bạn quê Thái Bình cũng lên Lai Châu công tác chở đi nhận quyết định tại Sở Nội vụ Lai Châu. Ban đầu tôi nghĩ chắc tầm mấy chục cây là cùng. Anh chở tôi đi bằng xe máy, ngồi sau anh đôi lúc phải nín thở vì một bên là sườn núi đá treo leo trên đầu, một bên vực sâu thăm thẳm con Sông Đà đang chảy cuồn cuộn. Trong lòng nghĩ thầm không biết liệu có giữ được xác để đến Sở Nội vụ Lai Châu hay không, bởi vì chỉ cần mất tập chung một tích tắc có thể lao xuống vực sâu. Mình hỏi anh “Đi bao nhiêu km thì tới nơi?” Anh bảo “ Tầm 200km thì tới nơi.” Nghe xong mình choáng, mình hỏi anh “ Tại sao dưới dòng sông Đà lại có những con thuyền gỗ vừa dài lại vừa hẹp chiều ngang. Anh bảo: Hẹp chiều ngang thì sóng không đánh lật thuyền, giáo viên đi dạy bản bên kia sông phải đi bằng con thuyền gỗ này”. Lúc này cảm thấy lạnh cả xương sống, nhưng nghĩ lại nếu mình bỏ cuộc quay về và ai cũng như mình muốn bỏ cuộc liệu con chữ có nên được vùng cao. Và mình hít thở một cái thật sâu lấy lại bình tình và sự quyết tâm bám trụ vùng đất Tây Bắc. Rồi cũng đến nơi đúng ngôi trường mình công tác 13 năm. Tất cả mọi người ở đây cũng đều là những người ở các tỉnh miền xuôi lên trên đây công tác. Chỉ có một đến hai giáo viên là người bản địa. Khi tôi nhận được lịch dạy nhìn vào Thời khoá biểu tôi phải đi bản dạy. Bản này chủ yếu là người dân tộc Thái. Muốn sang được bản đó dạy tôi phỉa đi qua con suối rộng mới sang được bản bởi chiếc cầu gỗ mới bị lũ quét nên hỏng không đi được cầu. Ngày đầu đi bản lội suối tầm được 2m tôi hoa mắt chóng mặt bởi nước chảy quá mạnh lại chưa được trải nghiệm bao giờ nên cảm giác sợ run người chỉ sợ ngã xuống rồi nước trôi mất xác. Tôi lại quay lại bờ chờ xem có người dân nào đi qua tôi vịn vai nhờ họ dắt đi qua suối. cuối cùng cũng nhờ được. Sang đến Điểm Bản một bầy học sinh chạy ra đón cô giáo mới vào lớp. Chúng chào cô ríu rít như bầy chim, đứa thì sách cặp cho cô, đứa thì dắt tay cô vào lớp. Mặc dù có những em tiếng Kinh còn chưa sõi. Lúc này bao nhiêu nỗi sợ hãi tan biến, lần đầu tiên trong đời được các em học sinh gọi hai tiếng thân thương “ Cô giáo”. Chao ôi! nghe sao khó tả thành lời, niềm mơ ước được trở thành cô giáo đã trở thành hiện thực. Và cứ thế thời gian thấm thoắt thoi đưa 13 năm công tác tại ngôi trường miền núi biết bao kỉ niệm khó phai của học sinh và của đồng nghiệp. Bây giờ tuy về quê hương dạy học những có lẽ những kỉ niệm đó khồn bao giờ phai nhạt trong cuộc đời làm nghề lái đò đưa học sinh qua sông .
Vĩnh Phong , ngày 15/11/2023
Tác giả
Nguyễn Thị Nguyệt