tro-choi-ai-len-cao-hon-tin4_124202410.docx
THÔNG TIN THUYẾT TRÌNH VỀ SẢN PHẨM
Kính thưa ban giám khảo! Kính thưa các thầy cô
Ngày nay, khi mà công nghệ thông tin ngày càng phát triển rộng rãi thì việc ứng dụng chúng vào tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội đã trở thành một yêu cầu tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ thông tin bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý và giảng dạy.
Trong các giờ học, không khí lớp học cũng sẽ kém sinh động và thu hút nếu giáo viên không biết lồng ghép các trò chơi hấp dẫn vào trong tiết dạy của mình.
Cũng giống như các bộ môn khác, khi giảng dạy tin học ở trường, GV phải biết tận dụng hết các phương pháp dạy khác nhau như thuyết giảng, trình bày, phát vấn… bên cạnh các hình thức học tập của học sinh như tự nghiên cứu, thảo luận nhóm, thuyết trình. Riêng Tin học là bộ môn có thể phát huy được nhiều nhất thế mạnh về hướng dẫn trò chơi trong giờ học. Các trò chơi đó đã tạo ra hiệu ứng lớn trong việc giúp các em khắc sâu kiến thức, phát triển kỹ năng và đặc biệt là phát huy tính tích cực, chủ động, tìm tòi khám phá thế giới công nghệ thông tin của HS theo mục tiêu đổi mới. Tin học có lợi thế của nó. Lợi thế đó rất phù hợp với nhu cầu tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh. Trò chơi trong giờ học sẽ đưa lớp học vào một không gian đặc biệt, tạo nên được không khí sinh động trong giờ giảng.
1. Trò chơi: Được giáo viên thiết kế và làm từ phần mềm Powepoint có trên máy tính.
2. Quy trình và giá thành làm ra sản phẩm:
Sau khi lên ý tưởng, hệ thống xong các câu hỏi cần ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh trong Chủ đề 5 và các bài 7, 8, 9 ,10,11, tôi đã làm và thiết kế, tạo hiệu ứng để ôn tập củng cố ghi nhớ kiến thức cho các em thông qua các dạng câu hỏi - việc thiết kế trò chơi này cũng rất đơn giản, không tốn kém về kinh phí, nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì và có thời gianđể làm trò chơi “Ai lên cao hơn”.
3. Cách chơi:
Trong trò chơi “Ai lên cao hơn” có 10 câu hỏi chia thành 2 đội. Đội bên chú Thỏ nâu có 5 câu hỏivà đội chú Hổ vằn cũng có 5 câu hỏi, ứng với 5 bậc thang mỗi bên, khi kích vào từng số, sẽ hiện ra câu hỏi tương ứng và nhiệm vụ của đội chơi phải trả lời câu hỏi, mỗi lần trả lời đúng thì người chơi kích vào chú Thỏ nâu hoặc chú Hổ, để chú nhảy lên 1 bậc, nếu trả lời sai, thì sẽ không được nhảy lên bậc và cuối cùng xem đội nào trả lời đúng các câu hỏi và lên được đích cao nhất thì đội đó thắng cuộc.
4. Cách sử dụng:
Kích đúp chuột vào trò chơi “Ai lên cao hơn” trên màn hình Desktop.
Màn hình chính của trò chơi: “Ai lên cao hơn”.
Bước 1: Kích vào các số đểhiện câu hỏi tương ứng và trả lời câu hỏi.
Bước 2: Kích chuột vào hình ông mặt trời để quay về màn hình trò chơi
Bước 3: Khi về màn hình chính của trò chơi, kích vào chú Thỏ hoặc chú Hổ nhẩy lên 1 bậc và chọn câu tiếp theo
Tiếp tục thực hiện theo các bước trênđể chọn câu tiếp theo.
5. Khả năng áp dụng, nhân rộng
Trò chơi“Ai lên cao hơn”được sử dụng trong môn Tin học lớp 4 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, chủ đề 5: Ứng dụng tin học. Có thể áp dụng cho các em học sinh trong các lớp (đặc biệt cả học sinh yếu cũng rất thích được tham gia trò chơi).
6. Tính sáng tạo
- Học sinh được tham gia vừa học vừa chơi, giúp các em năng động phát huy được tính sáng tạo, tìm tòi của bản thân. Từ đó góp phần vào việc hình thành nhân cách con người mới.
7. Kết luận
- Khi sử dụng trò chơi trong giờ học, GV phải vận dụng linh hoạt tùy theođối tượng để tăng giảm độ khó dễ chứ không phải “nhất cử nhất động” rậpkhuôn một cách máy móc. Không tập trung nhiều vào các em giỏi, các em có năng khiếu âm nhạc mà chú ý đều các nhóm đối tượng. Bên cạnh đó GV phải tích lũy được một ngân hàng trò chơi phong phú để thường xuyên thay đổi thực đơn gây hứng thú cho các em. Vừa là người quản trò và trọng tài nên thầy cô phải công minh, khách quan tránh gây mất đoàn kết giữa các đội.
Vì thế chúng ta phải biết khai thác ưu thế bộ môn qua các trò chơi để khắc sâu kiến thức thì mới có hiệu quả. Dù trong lớp có HS hiếu động hay nghịch phá thì tất cả cũng đi vào quỹ đạo chung của tiết học. Có như vậy giờ dạy mới thực sự thành công.
Trên đây là thông tin về sản phẩm trò chơi “Ai lên cao hơn” của tôi, trong quá trình thực hiện, khó tránh khỏi sai sót, rất mong được sự giúp đỡ và góp ý chân thành từ ban giám khảo và các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Vĩnh Phong, ngày 28 tháng 3 năm 2024
Người viết
Dương Thanh Tùng
ai-len-cao-hon-tin-4_124202416.pptx