thuyet-minh-quy-trinh-lam-banh-mi_12420249.docx
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VĨNH BẢO
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH PHONG – TIỀN PHONG
BẢN THUYẾT MINH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM
NĂM HỌC 2023 – 2024
Tên sản phẩm: “ Quy trình làm bánh mì”
Tác giả: Phạm Thị Yến – Ngô Thị Kim Huyền – Dương Thanh Tùng – Nguyễn Văn Toản – Bùi Văn Phông.
1.Lí do thiết kế và thông tin sản phẩm
1.1 Lí do thiết kế:
Trong quá trình dạy học, để khơi gợi cảm hứng cũng như minh hoạ cho các bài học ( lý thuyết)mà giáo viên muốn truyền đạt đến học sinh thì việc sử dụng đồ dùng dạy học là một giải pháp hữu hiệu nhất.
Việc cải tiến phương pháp dạy học bằng cách tạo ra nhiều hình thức dạy học là cần thiết nhằm cuốn hút học sinh say mê, hào hứng, tự giác lĩnh hội tri thức, từ đó phát huy năng lực, trí tuệ sáng tạo của học sinh. Để làm được điều này thì sự hỗ trợ của thiết bị đồ dùng dạy học là không thể thiếu.
Hưởng ứng "Hội thi đồ dùng, thiết bị dạy học tự làm cấp Tiểu học
năm học 2023-2024" của phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Bảo. Chúng tôi đã có ý tưởng thiết kế đồ dùng dạy học trực quan Tiểu học có tên là: "Quy trình làm bánh mì".
1.2 Thông tin sản phẩm:
Đồ dùng dạy học là sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học được thiết kế dưới dạng một đoạn clip minh hoạ cho thí nghiệm Quy trình làm bánh mì, không tốn kém về tài chính nhưng có hiệu quả thiết thực, tạo được hứng thú với học sinh.
2. Công dụng của sản phẩm: Phục vụ cho việc giảng dạy các môn học
Thông qua đồ dùng dạy học này , Giáo viên giúp học sinh được quan sát bằng hình ảnh thực hơn, qua đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức dễ dàng. Nó kích thích sự hứng thú của học sinh, các em sẽ cảm thấy yêu thích môn học để từ đó các em phát huy trí tò mò, khám phá và phát triển được tư duy sáng tạo của học sinh.
3. Quy trình thiết kế sản phẩm
a. Nguyên vật liệu
- Bột mì: 300g
- Nấm men (men nở): 5 g
- Đường : 20 g
- Nước ấm: 200 ml
- Dụng cụ: ca, bát, cái cán bột, cân, đĩa, đồng hồ, khăn, găng tay,…
c. Quy trình làm ra sản phẩm
Bước 1: Cho men nở, đường, nước ấm vào ca rồi khuấy đều.
Bước 2: Cho hỗn hợp đã làm ở bước 1 vào bát bột mì và nhào kĩ.
Bước 3: Ủ bột trong khoảng thời gian từ 30 đến 40 phút với khăn ẩm.
Bước 4: Cho bột đã ủ lên mặt phẳng tiến hành cán bột cho đến khi bột chuyển sang trạng thái mịn, dai và kéo được mỏng. Chia bột thành khối nhỏ và tạo hình phù hợp.
Bước 5: Nướng bánh ở nhiệt độ khoảng 170 độ c đến 200 độ c trong khoảng 20 phút cho đến khi bánh chín vàng đều.
4. Hướng dẫn khai thác và sử dụng
- Có thể sử dụng mô hình này trong bài 20 – môn Khoa học 4 ( Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Nội dung : GV minh hoạ quy trình 5 bước làm bánh mì, thông qua các bước quan sát được học sinh nêu được tác dụng của nấm men trong quy trình làm bánh và giai đoạn ủ ở bước 3 có tác dụng gì.
- Cách sử dụng : HĐ 2 – khi tìm hiểu về tác dụng nấm men, GV cho học sinh xem đoạn video Quy trình làm bánh mì để học sinh tự rút ra bài học. Qua đó GV giới thiệu cho các em về tác dụng của nấm men và ứng dụng nó trong thực tế cuộc sống..
5. Những điều cần lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Là sản phẩm của công nghệ thông tin nên đồ dùng dễ bảo quản, dễ sử dụng. Việc làm ra đồ dùng dạy học này không tốn kém về kinh tế.
* Tổng chi phí mua nguyên liệu làm bánh khoảng 20 000 đồng.
Trên đây là bản thuyết trình đồ dùng dạy học tự làm của tôi. Kính mong được sự đóng góp của Ban giám khảo và các đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn nữa về đồ dùng tự làm này.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Nhóm tác giả thực hiện
Phạm Thị Yến
Ngô Thị Kim Huyền
Dương Thanh Tùng
|
Nguyễn Văn Toản
Bùi Văn Phông
|
|
|